Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu

Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu

Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng CHÂM CỨU

Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu là một phương pháp mới. Như các bạn đã biết các bà, các cụ về già, thậm chí người còn rất trẻ thường mắc phải các chứng bệnh như đau xương, đau khớp do thoái hóa xương khớp mang lại. Điều đó thật phiền toái, khó chịu và khổ sở; ảnh hưởng không ít đến việc sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày.
Xem thêm:
Bài viết dưới là sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin về cách chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu.

Nguyên nhân bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ và cột sống lưng luôn có cảm giác đau buốt khó chịu, khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đau đớn.
Có nên sử dụng Bài tập điều trị và chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ không?
Làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống. Đây cũng là bệnh thường gặp nhất đối với dân văn phòng. Thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống: Những người có nguy cơ cao mắc thoái hóa đốt sống cổ. Nhân viên văn phòng là một trong những đối tượng có khả năng mắc chứng bệnh này cao nhất do thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, ít thời gian nghỉ ngơi.
Chính vì thế, nếu không muốn bị đau cổ hay nặng hơn là thoái hóa đốt sống cổ, bạn cần tạo lập cho mình những thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc. Đó có thể chỉ là những động tác luyện tập hay vươn vai rất đơn giản, không ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian quá dài và kết hợp cùng một chế độ ăn uống khoa học.

Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu

Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứuChữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng CHÂM CỨU
Cột sống cổ có cấu trúc giải phẩu và chức năng cơ – sinh học đặc biệt nên rất nhạy cảm đau , trong đó phong cách sinh hoạt bất hợp lý , thiếu khoa học thường là yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh . Vậy nên để điều trị các bệnh liên quan tới đốt sống cổ cần tạo cho người bệnh thói quen sinh hoạt đúng để có thể ổn định bệnh được lâu dài.

Dưới đây là bộ huyệt châm bệnh ở đốt sống cổ và những bệnh liên quan

Châm: Phong phủ, Phong trì, Thiên trụ, Lạc chẩm, Hậu khê, Tuyệt cốt, Nhu du.
Tả: Giáp tích, A thị huyệt, Co cơ gai sống đo ra 0.5 thốn.
Cứu: Phế du, Cao hoang du, Kiên tỉnh, Túc tam lý.
Gia giảm:
1. Đầu khó cúi ngửa :
  • Tả : Kinh cốt, Bổ Ủy trung.
  • Tả : Đại trữ, Phong môn.
2. Đầu khó quay sang hai bên :
  • Tả Kiên ngoại du, Hậu khê.
3. Tê tay :
  • Tả Nguyên Lạc theo đường kinh đau.
  • Tả : Hợp cốc, Dương khê, Khúc trì, Thiên vạc, Khuyết bồn, Trung phủ, Cực tuyền, Kiên tỉnh, Phụ phân, Phách hộ, Cao hoang du, Thần đường, Y hy, Kiên thống điểm.
4. Tê bại tay khó nâng cao :
  • Tả : Thân trụ, Hiệp tích D3-D4, Cự khuyết du, Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Thiên tông, Kiên liêu thấu Cực tuyền, Kiên thống điểm.
Ngoài ra mát xa cổ cũng là một trong những cách giảm đau mỏi cho cổ rất hữu hiệu. Mát – xa giúp giảm đau: Đầu tiên bạn hãy mát-xa từ phần sau cổ, xoa bằng hai tay hoặc một tay. Lòng bàn tay áp sát vào cổ, di chuyển từ phần tóc ở gáy xuống lưng và phần khớp vai. Sau đó, dùng cạnh của lòng bàn tay và ngón cái bóp mạnh. Dùng mu lòng bàn tay day nhẹ từ gáy đến cổ. Thực hiện khoảng 1 – 2 phút. Dùng tay phải tìm đốt sống cổ thứ 7 (to hơn các đốt sống khác) và day xung quanh đốt sống đó.
Tiếp theo, đan hai tay vào nhau để sau gáy. Ngẩng cằm lên, hít vào từ từ và đếm đến 10. Mắt mở, nhìn trên trần nhà. Khi làm động tác này, tay đóng vai trò là lực cản đầu đang ngẩng lên. Các cơ ở cổ căng hết mức. Thở ra trong 10 giây, cằm từ từ cúi xuống ngực. Dưới sức nặng của tay (lúc này vẫn đan chặt vào nhau để sau cổ ), các cơ ở cổ giãn ra. Lặp lại động tác này 3 lần. Bạn cũng có thể dùng túi chườm nóng để chườm cũng sẽ giúp bạn loại trừ cảm giác đau đớn.
Bài viết liên quan:
Bên cạnh việc điều trị thì bạn cũng nên chú ý phòng tránh các hoạt động khiến bệnh nặng hơn, nên thể dục thể thao hợp lý và có chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả và sẽ rút ngắn được thời gian điều trị.
Xem thêm: Địa chỉ khám và chữa thoái hóa khớp háng ở đâu tốt tphcm
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng vật lý trị liệu

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng vật lý trị liệu

Thoái hóa đốt sống cổ là gì ?

 Là một trong những tên gọi của tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống do nhiều nguyên nhân khác nhau trong công việc, lao động, hoạt động, tuổi tác. Nó là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ.

 Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra thoái hóa đốt sống cổ.
 Làm việc kéo dài, ít vận động là những nguyên nhân chủ yếu gây là bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Những công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống.
 Đặc biệt là làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, gai cột sống. Nhất là khi làm việc, vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp. Vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế. Thường xuyên nhìn lên rồi lại nhìn xuống. Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc.
 Trong khi ngủ chỉ nằm 1 - 2 tư thế, không có thói quen chuyển mình. Lựa chọn gối kê không phù hợp (gối quá cao và gối quá mềm).
Sóng ngắn
Giúp gia tăng tuần hoàn trong các mô sâu, nhờ vậy gia tăng dinh dưỡng vùng tổn thương, đồng thời tăng đào thải các chất gây viêm, làm giảm đau.
Siêu âm
Nếu bệnh nhân có điểm đau, siêu âm cho hiệu quả rất cao nhờ tác dụng cơ học, các màng tế bào rung lên làm tăng hoạt động màng, gia tăng tuần hoàn, tăng cường dinh dưỡng cục bộ, giảm đau, giảm viêm làm mềm mô sẹo, giảm kết dính.
Kích thích điện
Các dòng điện giảm đau được áp dụng đặc biệt khi bệnh nhân đang đau cấp, cơ đang co thắt các dòng điện này sẽ làm giảm đau nhờ ức chế đường dẫn truyền thần kinh lên não và đồng thời làm giảm co thắt giúp người bệnh mau chóng hết đau.

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

Bị đau mỏi vai gáy, đau vai gáy cổ là bệnh gì ?

Bị đau mỏi vai gáy, đau vai gáy cổ là bệnh gì ?

Bị đau mỏi vai gáy, đau vai gáy cổ là bệnh gì ?

Đau vai gáy là cảm giác đau mỏi, nhức nhói và tê bì khó chịu vùng cổ, vai gáy. Thường liên quan đến các bệnh lý xương khớp, cột sống do lười vận động, ngồi sai tư thế, cố định một chỗ trong thời gian dài, hoạt động gắng sức gây tổn thương cho cột sống.

Chủ yếu là do những thói quen hoạt động và làm việc hàng ngày, ngồi sai tư thế, ngồi quá lâu một tư thế cố định, uốn vặn cổ mạnh đột ngột, mang vác vật mạng trên vai, vác đồ trên vai trong thời gian dài.
Tuổi tác dẫn đến quá trình lão hóa, xương khớp, các yếu tố tác động gây ảnh hưởng đến đến cột sống như tai nạn, béo phì, khuân vác đồ sai tư thế làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, gai đốt sống cổ, viêm, dị tật, vẹo cổ bẩm sinh, ung thư, lao,… khiến dây thần kinh vùng vai gáy bị chèn ép gây ra các cơn đau đớn, nhức nhói, tê mỏi khắp vùng cổ, vai gáy, kèm theo tê tay
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng đau nhức, tê mỏi vùng cổ vai gáy thì người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân, theo dõi thêm một vài ngày. Có thể đi khám để bác sĩ tiến hành chụp cộng hưởng từ để xác định rõ nguyên nhân, vị trí tổn thương. Từ đó đưa ra hướng điều trị hiệu quả nhất.
Đối với những người bị đau thần kinh vai gáy sinh lý thì có thể sử dụng một số mẹo dân gian, xoa bóp thông thường cũng có thể giảm tình trạng đau và khỏi hẳn. Nếu như mắc các bệnh lý về cương khớp, cột sống thì cần có phương pháp điều trị riêng cho từng loại bệnh, kết hợp điều trị bằng thuốc để chữa khỏi tận gốc.
Địa chỉ khám và chữa đau vai gáy ở đâu tốt tphcm ?

Địa chỉ khám và chữa đau vai gáy ở đâu tốt tphcm ?

Bệnh đau vai gáy là gì ? 

Đau vai gáy là triệu chứng thường gặp, khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, thiếu tập trung, gây ảnh hưởng lớn tới hiệu quả làm việc và chất lượng cuộc sống.
Khi bị đau vai gáy, người bệnh có thể thấy đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng cổ, vai, gáy, hạn chế các động tác quay, cúi, ngửa cổ. Cơn đau có thể lan lên mang tai, thái dương hoặc lan xuống vai, cánh tay. Cơn đau cũng có thể lan lên nửa đầu sau gáy, kèm theo hoa mắt chóng mặt, ù tai. Khi vận động, căng thẳng hoặc bị nhiễm lạnh, người bệnh sẽ thấy cơn đau tăng lên, một số trường hợp có thể kèm theo co cứng cơ, tê ở cánh tay, cẳng tay, bàn tay; hoặc nặng hơn là yếu liệt cơ, teo cơ.

Đau vai gáy được chia ra làm 2 loại chính là đau vai gáy cấp và đau vai gáy mãn tính do các nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân gây đau vai gáy cấp 
 + Sang chấn vùng cổ, vai: Những tác động mạnh vào vùng cơ ở cổ và bả vai làm co cứng cơ sẽ gây ra đau vai gáy cấp;
+ Nhiễm gió, nhiễm lạnh đột ngột cũng có thể khiến bệnh nhân bị đau vai gáy;
+ Ngồi làm việc quá lâu mà không có sự thay đổi tư thế, hoặc đội vác vật nặng trên đầu cũng sẽ khiến các cơ vùng cổ và bả vai bị co, gây đau mỏi; 
Ngồi làm việc quá lâu là nguyên nhân chính gây bệnh đau vai gáy
Ngồi làm việc quá lâu là nguyên nhân chính gây bệnh đau vai gáy
 + Vận động sai tư thế: những hoạt động như đột ngột quay cổ, với tay lên cao quá tầm vận động, nằm ngủ gối đầu cao... dễ gây ra đau vai gáy.
 Nguyên nhân gây đau vai gáy mãn tính
+ Nguyên nhân gây đau vai gáy mãn tính hay gặp nhất là do thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa các khớp liên đốt, liên mỏm bên làm hẹp lỗ tiếp hợp, chèn ép các rễ, dây thần kinh cột sống cổ…
+ Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, có thể kết hợp cả thoái hóa cột sống cổ là nguyên nhân thứ hai gây đau vai gáy mãn tính. 
+ Ngoài ra đau vai gáy mãn tính có thể do một số nguyên nhân ít gặp khác như: nhiễm trùng, bệnh lý ống sống, u bướu..

Địa chỉ khám và chữa đau vai gáy ở đâu tốt tphcm ?

Với triệu chứng này, thì xoa bóp là phương pháp chữa trị đầu tiên được các bác sĩ khuyên dùng. Phương pháp này sẽ làm mềm các cơ bị co cứng, giúp khí huyết lưu thông và giảm đau cho người bệnh. Người xoa bóp có thể dùng tay không để thực hiện việc điều trị, hoặc dùng thêm các loại thuốc xoa bóp nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn. Tại các phòng khám và chữa bệnh bằng Đông y , các kỹ thuật viên có thể bấm huyệt hoặc kết hợp cả xoa bóp, bấm huyệt, điện xung… để trị triệu chứng này.
+ Bài thuốc 1: Bạch chỉ, Đại táo, Xích thược, Hoàng kỳ, Quy xuyên mỗi vị 12g; Quế chi, Phòng phong, Sinh khương, Khương hoạt, Hoàng đằng mỗi vị 8g; Trích thảo 4g. Bài thuốc này trị đau vai gáy do phong hàn, gió lạnh xâm nhập vào các đường kinh mạch ở vai gáy gây ra, khiến vai gáy bị cứng, quay cổ khó, ấn vào đòn chũm, cơ thang thấy đau, mạch phù, rêu lưỡi trắng. Cách dùng: Cứ 1 thang thuốc này thì người bệnh cho 3 bát nước sắc còn 1 bát, ngày sắc 3 bát như vậy uống làm 3 lần trong ngày. Uống liên tục theo liệu trình của thầy thuốc chỉ định.

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

Ngủ dậy bị đau cổ vai chân không quay được

Ngủ dậy bị đau cổ vai chân không quay được

Ngủ dậy bị đau cổ vai chân không quay được

 Sáng ngủ dậy bị đau cổ là do đâu ?Sáng ngủ dậy bị đau cổ là do đâu ?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau cổ vào buổi sáng khi ngủ dậy, bất kì một yếu tố nào cũng khiến người bệnh bị đau, khó chịu, mỏi cổ không vận động di chuyển được vùng cổ của mình. Theo các đánh giá nguyên nhân bị đau cổ vào buổi sáng khi ngủ dậy chủ yếu do:
  1. Do nằm ngủ sai cách, không đúng tư thế, nằm lệch sang một bên quá lâu.
  2. Do chiếc gối kê khi ngủ quá cao hoặc quá cứng cũng có thể dễ gây đau cổ khi ngủ dậy.
  3. Nguyên nhân quan trọng hơn là do bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh bị thoái hóa đốt sống ở vùng cổ thường có triệu chứng mỗi sáng ngủ dậy bị đau cổ.
  4. Ngoài ra những va đập nhỏ ở vùng cổ trong lúc ngủ hoặc thói quen gác lên tay khi ngủ… cũng dễ gây ra tình trạng này.

Bệnh đau cổ là gì ? Nguyên nhân gây ra bệnh đau cổ ?

Đau cổ là một triệu chứng thường gặp, xảy ra mọi lứa tuổi, mọi giới tính... Triệu chứng thường có các biểu hiện như đau âm ỉ (hoặc dữ dội) ở cổ, đau có thể lan lên gáy, tai, thái dương hoặc lan xuống vai gây co cứng cơ. Triệu chứng đau mỏi tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
Đau cổ có thể bao gồm đau cả cổ, vai hoặc lan xuống cánh tay. Đau có thể trở nên dữ dội hoặc cảm thấy như cánh tay bị tê liệt. Một số dấu hiệu và triệu chứng khác như tê hoặc yếu cơ ở cánh tay có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra đau cổ.
Thông thường tình trạng đau cổ, mỏi cổ vào buổi sáng nếu chỉ xuất hiện một, hai lần rồi thôi thì không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu tình trạng sáng ngủ dậy bị đau cổ kéo dài, lặp lại nhiều lần thì người bệnh cần phải hết sức chú ý, bởi ngoài những điều kiện chủ quan thì yếu tố do bệnh lý về đốt sống cổ là cực cực kì nguy hiểm.
Đau cổ vào buổi sáng có nguy hiểm không ?Đau cổ vào buổi sáng có nguy hiểm không ?
Khi đốt sống cổ bị thoái hóa thường dẫn đến các cơn đau, vai trò và chức năng nâng đỡ, làm cầu lối của cột sống giảm. Lâu ngày có thể khiến người bệnh bị đau cổ dữ dội, không cúi được, không ngẩng lên được, thậm chí là liệt vùng cột sống cổ…

Cách chữa bệnh đâu cổ

Nếu không may vào buổi sáng sau khi ngủ dậy bạn thấy cổ bị đau, không quay ngang quay dọc được thì cũng không nên quá lo lắng bởi việc chữa cổ bị đau khi ngủ dậy có thể tự thực hiện được ở nhà bằng cách.
Xoa bóp nhẹ nhàng giúp chữa đau cổ vào buổi sáng khi ngủ dậyXoa bóp nhẹ nhàng giúp chữa đau cổ vào buổi sáng khi ngủ dậy
✓ Xoa bóp và massage nhẹ nhàng vùng cổ cả ở trước đằng sau giúp kéo giãn cột sống cổ.
✓ Ấn mạnh vào những điểm đau trung tâm xuất hiện ở vùng cột sống cổ, thực hiện động tác nhiều lần cũng sẽ giúp giảm đau nhanh chóng.
✓ Người bệnh thực hiện việc chườm nóng vùng cổ để giúp kéo giãn cột sống cổ, hạn chế tình trạng căng cơ, giãn dây chằng cột sống…
✓ Nếu tự thực hiện mà không thấy các cơn đau thuyên giảm thì có thể đến phòng thuốc và thực hiện điều trị ngủ dậy bị đau cổ bằng vật lý trị liệu như châm cứu, bấm huyệt…
✓ Không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau bởi hầu hết các loại thuốc giảm đau đều không có tác dụng trong các trường hợp này.

Buổi sáng ngủ dậy bị đau cổ mặc dù không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng người bệnh cũng không thể coi thường. Bởi biến chứng xảy ra sau quá trình tái phát là đặc biệt nghiêm trọng nhất là căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018

Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c4 c5 c6 như thế nào

Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c4 c5 c6 như thế nào

Thoái hóa đốt sống cổ C5, C6, C7 là gì?

Cột sống cổ của mỗi người đều có 7 đốt chính, được ký hiệu đánh số thứ tự từ 1 đến 7 (C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7). Giữa 2 đốt xương là một đĩa đệm giúp nối liền các đốt xương và hoạt động linh hoạt hơn. 3 đốt xương C5, C6, C7 là 3 vị trí đốt xương cuối cùng thường chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nếu vùng cổ bị tổn thương.
Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 C7 là hiện tượng đĩa đệm ở giữa các đốt xương này bị rạn nứt, rách làm cho nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh gây đau mỏi vai váy, cổ, đau dàu, tê bì tay

Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c4 c5 c6 như thế nào

Ăn uống hợp lý
Người bệnh cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin vitamin C, D, E, K, Magie, glucosamine và chondroitin, omega 3 giúp hồi phục sức khỏe xương khớp, bổ sung dưỡng chất cho đĩa đệm như: súp lơ xanh, cá, thịt bò lá lốt, rau hẹ xào, các loại rau xanh, trái cây.
Tránh ăn các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, đu đủ, rau ngót
Có chế độ sinh hoạt, tập luyện hợp lý
Tuyệt đối không được hoạt động mạnh, bưng bê hay mang vác đồ nặng
Tập các bài tập nhẹ dành riêng cho người bị thoát vị cột sống cổ, thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tăng cường hoạt động cho các cơ ở vùng bị thoát vị, ngăn ngừa tình trạng tê liệt, cứng cơ.

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

Triệu chứng và cách điều trị thoái hóa khớp cổ chân

Triệu chứng và cách điều trị thoái hóa khớp cổ chân

Thoái hóa khớp cổ chân là gì ?

Thoái hóa khớp cổ chân là bệnh lý xảy ra phổ biến ở những người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu bệnh không được điều trị đúng cách có thể gây teo cơ và tàn phế chân suốt đời.

Thoái hóa khớp cổ chân là một dạng bệnh lý cơ xương khớp xảy ra rất phổ biến, bệnh có thể phát sinh ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là những người ngoài 40 tuổi hoặc người từng bị chấn thương khớp chân. Đây là tình trạng phần sụn ở các khớp bàn chân, ngón chân, gót chân bào mòn hoặc gặp tổn thương, gây đau nhức và khiến người bệnh hạn chế vận động.
Bệnh thoái hóa khớp cổ chân thường tiến triển chậm, ban đầu khó nhận biết do triệu chứng khá mơ hồ, bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến việc đi lại, vận động và một số sinh hoạt hằng ngày. Do đó, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời và đúng cách có thể khiến các khớp chân đau nhức dai dẳng, trường hợp nặng còn dẫn đến tê liệt chân, tàn phế.

Triệu chứng và cách điều trị thoái hóa khớp cổ chân

Tương tự với các bệnh lý thoái hóa khớp ở những vị trí khác trên cơ thể người bệnh như khớp gối, khớp háng, khớp cổ,… thoái hóa khớp cổ chân cũng có thể được nhận biết thông qua một số biểu hiện sau:
Ban đầu, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức âm ỉ, đau nhẹ nhưng không liên tục ở vùng khớp cổ chân, có cảm giác vướng víu khi vận động, chạy nhảy hoặc đi lại. Nếu để lâu, mức độ đau khớp sẽ ngày càng tăng và kéo dài hơn.
Các cơn đau nhức thường xảy ra đột ngột và chấm dứt ngay sau đó hoặc kéo dài hàng giờ. Mức độ đau có thể tăng mạnh hoặc giảm nhẹ, chủ yếu tăng khi đi lại, vận động, chơi thể thao và giảm dần vào lúc nghỉ ngơi.
Nếu khớp cổ chân bị đau kéo dài trong một thời gian dài mà không có biện pháp khắc phục sẽ dẫn tới tình trạng xơ cứng khớp, biến dạng khớp xương, bàn chân có dấu hiệu cong vẹo sang một bên.
Khớp bàn chân khi bị thoái hóa có thể sưng to, nóng đỏ, tình trạng nặng hơn sẽ gây tràn dịch khớp, kéo theo các cơn đau dai dẳng không dứt, thậm chí đau cả khi ngủ và nghỉ ngơi.

Cách điều trị thoái hoa khớp cổ chân bằng Đông y.


Châm cứu: Châm bổ các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Tam âm giao. Ôn châm các huyệt tại khớp đau và vùng lân cận.
Xoa bóp: Tập luyện xuyên các khớp, chống cứng khớp. Xoa bóp các chi đau, giúp tăng tuần hoàn và dinh dưỡng.
Giảm Đau bằng cách: Chườm lạnh giúp giảm đau và sưng khớp, chườm 20 phút mỗi lần và lặp lại sau 2-3 giờ. Hoặc ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng mỗi ngày từ 15 – 30 phút có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh khớp cổ chân.
Thay đổi thói quen ăn uống: Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất thông qua ăn nhiều rau củ quả. Chế ăn nhiều thịt đỏ, giảm ăn mỡ động vật, đường, tinh bột,… Nên ăn nhiều thực phẩm chứa omega 3 và canxi (hải sản và các lọai hạt: hạt chia biland, mè,..)
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Cần có chế độ luyện tập vừa phải và thường xuyên, như đi xe đạp, tập yoga, bơi lội,… nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động mạnh và mang vác nặng. Đặc biệt, nên duy trì cân nặng vừa phải để tránh áp lực đè nặng lên khớp.

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018

Địa chỉ chữa thoái hóa khớp cổ chân bằng đông y ở đâu tốt TPHCM

Địa chỉ chữa thoái hóa khớp cổ chân bằng đông y ở đâu tốt TPHCM

Thoái Hóa Khớp Cổ Chân Là Gì ? 

Thoái Hóa Khớp Cổ Chân là vấn đề y tế công cộng đang được xã hội quan tâm. Cơ thể chúng ta hầu như sức nặng đều dồn hết vào các khớp chân, nên đây cũng là bộ phận dễ dàng gặp phải tình trạng thoái hóa cao. Điều trị thoái hóa khớp cổ chân là một quá trình điều trị lâu dài cho nên người bệnh cần kiên trì tìm hiểu các phương pháp phù hợp để có thể đạt hiệu quả tốt nhất.

Địa Chỉ Điều trị thoái hóa khớp cổ chân ở đâu tốt TPHCM 


Thoái hóa khớp cổ chân là hậu quả của việc mất cân bằng giữa việc tổng hợp và hủy hoại của sụn và phần xương dưới sụn ở cổ chân. Bệnh thoái hóa khớp cổ chân tiến triển chậm nhưng lại ảnh hưởng đến các sinh hoạt hằng ngày.
Điều trị thoái hóa khớp cổ chân có một số phương pháp dưới đây.
Nếu bệnh ở giai đoạn đầu còn nhẹ chỉ là những cơn đau nhức bạn có thể tự áp dụng như sau:
– Dùng khăn hoặc túi lạnh để chườm, sau đó lại chườm bằng nước nóng.
– Bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp xoa, bóp nhẹ nhàng rồi dùng dầu gió hoặc kem đặc trị xoa vào khớp làm cho nóng lên.
– Tập co, duỗi khớp cổ chân nếu cảm thấy khớp cứng, khó vận động.
Nếu thực hiện các động tác vừa nêu trên một cách đều đặn mà bệnh tình không hề thuyên giảm thì bệnh nhân nên tranh thủ đi khám để được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc và cho lời khuyên. Tuyệt đối không được tự động mua thuốc uống hay tiêm vì các loại thuốc được dùng trong việc điều trị thoái hóa khớp cần phải được hiểu rõ cơ chế hoạt động và nhất là hiện tượng xảy ra các tác dụng phụ.

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2018

Bài Thuốc Nam chữa bệnh thoái hóa khớp cổ chân trong dân gian

Bài Thuốc Nam chữa bệnh thoái hóa khớp cổ chân trong dân gian

Thoái hóa khớp cổ chân là những vị trí thoái hóa khớp thường gặp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Hiện nay, với sự phát triển của y học, điều trị bệnh thoái hóa khớp ngón tay, cổ tay, cổ chân nói riêng hay bệnh thoái hóa khớp nói chung không còn trở nên khó khăn như trước. Tham khảo những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn biết được các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp ngón tay, cổ tay, cổ chân.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là một dạng bệnh viêm xương khớp mà các lớp sụn và xương dưới sụn ở các khớp bị tổn thương, trở nên thô ráp, sần sùi do dịch khớp suy giảm. Quá trình thoái hóa khớp diễn ra càng mạnh mẽ thì các sụn khớp càng trở nên xấu xí, biến dạng cấu trúc xương dưới sụn. Khi sụn khớp bọc ở đầu xương mất đi chức năng sẽ khiến hai khớp xương cọ vào nhau gây viêm sưng và kèm những cơn đau kinh khủng.Bệnh thoái hóa khớp có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuồi nào nhưng phổ biến nhất vẫn là những người cao tuổi. Trong đó, các vị trí khớp dễ bị thoái hóa nhất là đốt sống cố, đốt sống thắt lưng, khớp gối, khớp háng, khớp ngón tay, cổ tay, cổ chân… do những khớp này phải hoạt động rất nhiều.

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp ngón chân

Có nhiều nguyên nhân khiến xương khớp bị thoái hóa được các chuyên gia liệt kê sau đây:

Thoái hóa khớp do tuổi tác

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thoái hóa khớp. Những người tuổi càng cao cũng đồng nghĩa với quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra mạnh mẽ. Trong đó, hệ xương khớp phải chịu nhiều áp lực chống đỡ cơ thể nên dễ bị thoái hóa nhất. Đặc biệt, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thoái hóa khớp thì khả năng di truyền cho thế hệ sau là rất cao.

Thoái hóa khớp do viêm khớp mạn tính

Người mắc các bệnh lý viêm khớp mạn tính như bệnh gout, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp… cũng khiến sức khỏe của xương khớp bị ảnh hưởng trầm trọng và mất dần đi các chức năng, sụn khớp không được nuôi dưỡng nên dễ bị hủy hoại và dẫn đến thoái hóa khớp.

1.Thuốc uống trong

Bài thuốc 1: 
Nguyên liệu: Lá lốt, cây xấu hổ, lá đinh lăng mỗi vị 70 g dạng tươi
Thực hiện:
  • Tất cả các nguyên liệu trên đem rửa sạch, cắt khúc ngắn và cho vào chảo sao vàng rồi cho xuống nền đất sạch để nguội ( hạ thổ )
  • Sau khi thuốc  nguội thì cho hết lượng thuốc trên vào trong ấm đun sôi với 1,5 lít nước uống thay nước lọc hàng ngày.
  • Mỗi liệu trình dùng thuốc liên tục trong 7 ngày. Nếu bệnh chưa đỡ thì nghỉ 5 ngày rồi tiếp tục uống thuốc thêm liệu trình mới trong 7 ngày nữa.

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là gì? Triệu chứng và cách phòng bệnh

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là gì? Triệu chứng và cách phòng bệnh



Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính về xương khớp, bệnh tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.
Cột sống của con người gồm 33 đốt sống, gồm 4 phần chính: đốt sống cổ, đốt sống ngực, đốt sống lưng và xương cụt. Giữa các đốt xương ở cột sống là đĩa đệm có vai trò như miếng đệm, giúp giảm xóc, cho cột sống khi các đốt sống cử động hoặc chịu áp lực của trọng lực khi mang vác vật nặng.
Tùy từng vị trí của đốt sống có các loại thoái hóa về cột sống như: thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa đốt sống lưng, thoái hóa đốt sống ngực,…. Thực tế thoái hóa cột sống đa phần xảy ra ở cột sống lưng, tiếp đến là ở đốt sống cổ, ít gặp nhất là vùng ngực. Khi con người càng lớn tuổi, tính đàn hồi và tính chất chống giảm sóc, áp lực của các đĩa đệm giảm đi. Lớp bao xơ bên ngoài của đĩa đệm ở cột sống mất dần khả năng làm tấm đệm cho các vận động của xương. Cấu trúc collagen (protein) của vòng xơ đĩa bên ngoài của đĩa đệm trở nên suy yếu.
Hình ảnh có liên quan
Cấu tạo của cột sống.

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống là hậu quả của nhiều yếu tố: tuổi cao; nữ; nghề nghiệp lao động nặng; một số yếu tố khác như: tiền sử chấn thương cột sống, bất thường trục chi dƣới, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, di truyền, tƣ thế lao động …
Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thƣơng sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.

Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống lưng thường xuất hiện các cơn đau lưng kéo dài từng đợt rồi giảm và hết, sau đó lại xuất hiện đợt khác sau khi vận động nhiều ở khớp và quanh khớp, kết hợp với tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của cột sống. Bệnh cũng gây những cảm giác nhức nhối vùng lưng khiến người bệnh luôn có cảm giác không thoải mái trong bất kỳ tư thế nào. Các dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng gồm:
  • Đau vùng lưng dưới, đau lan buốt xuống mông và kéo xuống chi chân, biểu hiện đau đầu nhất là về đêm.
  • Xuất hiện những cơn đau lưng đột ngột sau chấn thương, vận động quá mức, hoặc sau khi bị mắc mưa, bị lạnh.
  • Đau ở phần cột sống thắt lưng, đau nhiều nên cúi không được, ngồi xuống không đứng lên ngay được.
  • Đau lưng dữ dội, hoặc âm ỉ làm hạn chế vận động, đứng vẹo qua một bên.
  • Đau tăng xuất hiện khi vận động, thay đổi thời tiết, ho hay trở mình cũng đau.
  • Xuất hiện chứng co cứng cơ cạnh cột sống.
Nếu nhận thấy có bất kì dấu hiệu nào như trên bạn nên tư vấn với bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp hoặc chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống để được chẩn đoán và điều trị.
Kết quả hình ảnh cho thoái hóa cột sống thắt lưngTriệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Khi thoái hóa ở giai đoạn nặng, có thể đau liên tục và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bệnh nhân có thể cảm thấy tiếng lục khục khi cử động cột sống. Một số trường hợp có đau rễ dây thần kinh do hẹp lỗ liên hợp hoặc thoát vị đĩa đệm kết hợp. Có thể có biến dạng cột sống: gù, vẹo cột sống. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm mà bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây ra:
– Viêm xương khớp ở các mặt khớp: Mặt khớp có chức năng nối các đĩa đệm cột sống và vùng gian đĩa. Giữa các xương đốt sống là sụn, cung cấp sức đệm giúp bạn di chuyển dễ dàng. Khi bạn bị viêm xương khớp, sụn của bạn bị mòn, cung cấp ít đệm cho khớp hơn, dẫn đến đau, cứng khớp, và hạn chế cử động ở lưng.
– Hẹp ống xương sống thắt lưng: Một số người được sinh ra với bất thường ở cột sống. Tuy nhiên hầu hết mọi người đều mắc chứng hẹp ống xương sống thắt lưng khi về già. Các kênh xương bị thu hẹp, ảnh hưởng đến các rễ thần kinh và tủy sống. Một số người có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, một số khác có thể cảm thấy đau ở lưng, yếu, tê, ngứa đau ở chân, đặc biệt là khi bạn vận động. Cơn đau có thể tệ hơn khi bạn đi bộ và giảm khi bạn ngồi.
– Bệnh thoái hóa đĩa đệm thắt lưng: Đĩa đệm cột sống là một đĩa có dạng gel nằm giữa hai xương cột sống. Đĩa đệm cột sống cung cấp đệm cho xương, ngăn không cho chúng ma sát với nhau. Các đĩa đệm cột sống có thành phần chủ yếu là nước. Khi bạn già đi, đĩa mất nước một cách tự nhiên. Nhưng khi đĩa khử nước nhanh hơn so với bình thường, bệnh thoái hóa đĩa đệm xuất hiện. Bệnh làm giảm độ đệm cột sống, làm cho bạn dễ bị các vấn đề cột sống. Bạn có thể cảm thấy đau ở vùng thắt lưng và chân. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều nhận thấy các triệu chứng trên.
Kết quả hình ảnh cho thoái hóa cột sống thắt lưng
Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng.

Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng

Hiện nay, bệnh thoái hóa cột sống có nhiều phương pháp được sử dụng tại các bệnh viện là: Dùng thuốc, thuỷ châm, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu…
Việc điều trị bệnh thoái hóa cột sống nếu chỉ đơn thuần dựa trên thuốc sẽ không đem lại hiệu quả cao và cơn đau lưng sẽ tái đi tái lại nếu các nguyên nhân gây đau vẫn còn. Việc điều trị bao gồm thuốc để làm giảm tình trạng viêm và co thắt cơ vùng thắt lưng. Các bài tập vật lý trị liệu giúp cơ cạnh sống và dây chằng chịu được các hoạt động hàng ngày.
Nên phối hợp với các biện pháp khác để điều trị, đồng thời trong quá trình điều trị người bệnh cũng cần biết cách phòng bệnh để tránh bệnh tái phát và quá trình điều trị được nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Tập thể dục và ăn nhiều thức ăn dinh dưỡng. Ăn nhiều thức ăn giàu các chất chống oxy hóa như vitamin C và E có nhiều trong các loại rau, quả. Người cao tuổi nên uống bổ sung vitamin D và canxi hằng ngày để cột sống chắc khỏe. Luôn giữ tư thế đúng ngay cả khi nằm ngủ, ngồi, đứng. Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp cho sụn khớp phát triển và giúp phòng chống bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng tốt hơn.
Lao động vừa phải, cần chú ý đến tư thế lao động của mỗi ngành nghề, nghỉ ngơi hợp lý và duy trì cân nặng để tránh gặp những cơn đau lưng do thoái hóa cột sống gây ra.
Tổng hợp hình ảnh bệnh giời leo

Tổng hợp hình ảnh bệnh giời leo


Nguyên nhân, triệu chứng bệnh giời leo, nguyen nhan, trieu chung benh gioi leoBệnh “giời leo” (y học gọi là zona)  đã được dân gian biết đến từ rất lâu đời, biểu hiện bằng những tổn thường trên da ngoằn ngèo khiến cho người ta cảm tưởng đến vệt đi của một loại côn trùng hay loài bò sát nào đó, cái tên “giời leo” cũng ra đời từ đó. Người dân thường tự điều trị bằng cách nhai đậu xanh hạt hoặc lá cây mướp ngọt rồi đắp lên chỗ bị bệnh, tuy có tạo sự dễ chịu nhưng bệnh vẫn duy trì và tiến triển. Tần số mắc căn bệnh này tăng vọt trong những năm gần đây. Benh9.com sẽ tư vấn cho các bạn hiểu biết thêm về nguyên nhân, triệu chứng bệnh giời leo.

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh giời leo

Nguyên nhân gây bệnh giời leo

  • Do nhiễm virus  herpes Zoster, chứ không phải có con giời nào bò ngang qua cơ thể chúng ta như lâu nay dân gian vẫn nghĩ.
  • Bệnh hay phát về mùa mưa, thời tiết lạnh, độ ẩm cao.
  • Cơ thể mệt mỏi, stress kéo dài…
  • Sức đề kháng yếu.

Vị trí xuất hiện bệnh

Bệnh có thể xuất hiện ở tất cả các vùng da bên ngoài cơ thể như bụng, hai bên sườn, cổ, vai, mặt, lưng … nhưng giời leo ở phần hố mắt là nguy hiểm nhất và khó điều trị nhất.
!
Triệu chứng bệnh giời leo, trieu chung benh gioi leo

Triệu chứng bệnh giời leo

  • Có thể bị sốt, nóng rát, sưng lể kéo dài nhất là trong thời tiết nắng nóng thì cảm giác càng khó chịu hơn.
  • Sốt nhẹ khoảng 37.50 – 38.50, toàn thân mệt mỏi, khó chịu, căng thẳng.
  • Giời leo có thể phát bệnh ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể kéo dài 10-15 ngày, lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải.
  • Ở vùng da bị bệnh: đầy tiên khi nhiễm bệnh, tại vị trí nhiễm bệnh sẽ có cảm giác ngứa, đau rát, nhức nhối, sưng đỏ, sau đó nhanh chóng mọc nhiều nốt kế tiếp dạng phỏng nước, lúc đầu có màu đục nhạt sau chuyển sang màu đỏ nhạt. Mảng da này nhanh chóng bị phát tán ra nhiều phía, các nốt giời bên trong mọng nước sưng to dần, đồng thời vẫn kèm theo ngứa, ngáy khó chịu ở vùng da bị bệnh đó. Trường hợp nốt giời leo bị vỡ thì khả năng phát tán bệnh càng nhanh hơn.
Cách chữa và điều trị thoát hóa cột sống thắt lưng bằng đông y ?

Cách chữa và điều trị thoát hóa cột sống thắt lưng bằng đông y ?

Cách chữa thoái hóa cột sống thắt lưng được nhiều người áp dụng

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong những bệnh lý về xương khớp khá phổ biến. Căn bệnh này đã gây không ít ám ảnh cho  bệnh nhân bởi nó thường để lại những di chứng nặng nề, khiến người bệnh bị giảm hoặc có thể mất khả năng vận động hay lao động. Hiện nay có rất nhiều cách chữa thoái hóa cột sống thắt lưng đang được áp dụng như sử dụng Đông Tây y, dùng thuốc nam hay phẫu thuật….Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và mặt hạn chế nhất định, người bệnh cần biết để chọn lọc ra cách điều trị thoái hóa cột sống phù hợp nhất với bản thân mình.

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

Thoái hóa cột sống thắt lưng còn được gọi là thoái hóa đốt sống lưng. Bệnh xảy ra tại các xương đốt sống vùng thắt lưng do chịu nhiều lực tác động trong quá trình nâng đỡ cơ thể, lâu dần bị thoái hóa. Bệnh dễ chuyển thành mạn tính và ảnh hưởng đến thận nếu không được chữa trị kịp thời .
Người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ có các triệu chứng như: vùng thắt lưng đau nhức âm ỉ, đau ê ẩm khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Mỗi khi vận động thắt lưng thì càng đau nhức, có phát ra âm thanh lục khục. Nếu cúi người, khom lưng hay ngồi lâu không dựa lưng sẽ bị đau mỏi. Khi các đốt sống lâu ngày bị thoái hóa, bề mặt đốt sống sần sùi không còn láng mịn dễ dẫn đến biến chứng thoát vị đĩa đệm đè ép vào dây thần kinh tọa, gây ra chứng đau thần kinh tọa.
Có thể nhận thấy, bệnh thoái cột sống thắt lưng tuy không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng chính những biểu hiện và biến chứng do căn bệnh này mang lại có thể khiến người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và làm ảnh hưởng đến công việc, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nhận thức được mối nguy từ căn bệnh này cần ý thức được tầm quan trọng của việc điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng ngay từ đầu để bảo vệ sức khỏe của mình.

Các phương pháp chữa thoái hóa cột sống thắt lưng

Trên thực tế, một khi xương khớp đã bị thoái hóa rồi thì chúng ta không thể khôi phục lại xương khớp ở hiện trạng bạn đầu. Đối với bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng cũng vậy, hiện nay chưa có thuốc trị thoái hóa cột sống thắt lưng triệt để. Các phương pháp chữa trị hiện nay chỉ nhằm mục đích giúp ngăn chặn tiến trình thoái hóa cột sống, giảm triệu chứng, phục hồi chức năng vận động của cột sống thắt lưng, đồng thời ngăn chặn các biến chứng xấu cho người bệnh. Dưới đây là những cách chữa thoái hóa cột sống thắt lưng đang được áp dụng:

Kho tàng thuốc nam được dân gian lưu truyền từ xa xưa đến nay có vô vàn bài thuốc quý hiếm chữa được nhiều bệnh. Trong đó, có nhiều bài thuốc trị thoái hóa cột sống thắt lưng rất hay. Để biết được cách chữa bệnh như thế nào, chúng ta cùng xem những bài thuốc dưới đây:
# Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng với cây bìm bịp:
-Cách 1:
  • Nguyên liệu: 30g cây bìm bịp khô,20g rễ và thân cây gối hạc, 20g cây trâu cổ, 20g cây dầu tằm.
  • Thực hiện: Đem tất cả các cây thuốc nấu với 1,200 lít nước sao cho còn lại ¼ , chia ra 3 lần uống sau mỗi bữa ăn. Thuốc này uống liên tục trong 15 ngày.
Cây bìm bịp
– Cách 2:
  • Nguyên liệu: 80g lá cây bìm bịp tươi, 50g củ sâm đại hành tươi, 50g lá cây ngải cứu tươi.
  • Thực hiện: Giả nhuyễn các laoi5 lá này, đem xào với dấm rồi đắp vào vùng lưng bị đau buổi tối khi đi ngủ, băng chặt lại. Sáng dậy mở thuốc ra, đắp liên tục trong 10 ngày.
#  Bài thuốc trị thoái hóa cột sống thắt lưng với cây xương rồng:
  • Nguyên liệu: 250g cá lóc, đọt non xương rồng ba chia
  • Thực hiện:
    + Nhổ bỏ hết gai của xương rồng, đem rửa sạch rồi bào thành lát mỏng, cho 3 muỗng café muối vào bóp đều để giảm mủ của xương rồng. Rửa lại với nước cho hết muối rồi cho 3 muỗng café muối vào bóp lần nữa rồi xả sạch với nước.
    + Làm sạch cá lóc, cho xương rồng vào nấu chung với 1 chén nước, nấu riu riu lửa cho đến khi sắp cạn nước. Ăn cả cá và xương rồng mỗi ngày 1 lần, trong 5 ngày liên tiếp.
⇒ Ưu nhược điểm của  cách chữa thoái hóa cột sống thắt lưng bằng thuốc Nam:
– Ưu điểm:
  • Nguyên liệu thuốc dễ uống, nhiều vị có sẵn trong vườn nhà
  • Dễ sử dụng, có thể dùng lâu dài mà không gây tác dụng phụ
  • Chi phí thấp
 Nhược điểm:
  • Tác dụng chậm
  • Phải dùng kiên trì và hợp với cơ địa mới mang lại kết quả.
3. Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng bằng thuốc Đông y
Theo bác sĩ Lý Minh Kiệt ( giảng viên bộ môn Y Học Cổ Truyền – trường Đại Học Y Dược TPHCM): Trong y học cổ truyền, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh hóa cột sống thắt lưng do khí huyết bị ứ trệ gây ra các cơn đau. Để nhanh chóng cắt đứt các cơn đau, bệnh nhân cần chú trọng vào việc bồi bổ khí huyết, hành khí hoạt huyết, thư cân hoạt lạc.

Bệnh nhân có thể tham khảo một số bài thuốc chữa thoái hóa cột sống thắt lưng dưới đây:
# Bài thuốc số 1:
  • Nguyên liệu: Thạch cao 24g,  quế chi 12g,  cam thảo (đã nướng) 8g,  20g tri mẫu, ngạch mễ 40g
  • Cách sử dụng: Đem các vị thuốc trên sắc uống 3 lần trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang
  • Tác dụng: Giảm đau nhức cột sống, khu phong, tán hàn
# Bài thuốc số 2:
  • Nguyên liệu: ma hoàng 8g , ý dĩ 16g, quế chi 12g, cát căn 16g, thược dược 12g,  đại táo 16g
  • Cách sử dụng: Đem thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang
  • Công dụng: Giảm đau sưng ở đốt sống lưng, chống cứng khớp, kích thích lưu thông khí huyết
# Bài thuốc số 3:
  • Nguyên liệu: Cẩu tích ( 20g); Phòng phong, đương quy, ngưu tất, tang ký sinh, uy linh tiên ( mỗi vị 12g); Phục linh, độc hoạt, tần giao ( mỗi vị 10g); Tế tân, quế tâm ( mỗi vị 8g); Chích thảo ( 6g)
  • Cách sử dụng: Sắc lấy nước đặc chia làm 2-3 lần uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang
  • Công dụng: Giảm đau, ích tủy, sinh huyết, mạnh gân cốt, nâng cao sức khỏe, chống suy nhược mệt mỏi.
⇒ Ưu nhược điểm của cách chữa thoái hóa cột sống thắt lưng bằng thuốc Đông y:
– Ưu điểm:
  • Nguyên liệu thuốc 100% từ tự nhiên nên an toàn cho sức khỏe
  • Có thể ứng dụng lâu dài trong chữa trị mà không gây tác dụng phụ như thuốc Tây
  • Điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh nên cho hiệu quả kéo dài
  • Chi phí điều trị không đáng kể
– Nhược điểm:
  • Tác dụng chậm
  • Một số vị thuốc rất đắng nên rất khó uống
  • Khi sử dụng cần đến các thầy thuốc để bắt mạch
  • Mất nhiều thời gian cho việc sắc thuốc
  • Tác dụng chậm, thời gian điều trị kéo dài