Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

Triệu chứng bệnh gai cột sống

Triệu chứng bệnh gai cột sống

Gai cột sống là căn bệnh chỉ nghe thấy tên đã khiến nhiều người sợ hãi. Không chỉ gây đau nhức, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, biến chứng của gai cột sống còn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người. Đó là lý do, chúng ta cần phải hiểu đúng và nắm rõ thông tin về bệnh gai cột sống.

Bệnh gai cột sống là gì?

Gai cột sống là một căn bệnh thoái hóa cột sống, hình thành bởi sự phát triển thêm ra của xương(gai xương) trên thân đốt sống, đĩa sụn và các dây chằng quanh khớp.
Gai xương là các mỏm xương hoặc điểm lồi nhô ra tại các khớp khi bề mặt của khớp bị tổn thương. Vị trí mọc gai là mặt trước và bên của cột sống, thường thấy ở khu vực thắt lưng và đốt sống cổ.
gai cột sống là gì
Gai xương là các mỏm xương hoặc điểm lồi nhô ra tại các khớp khi bề mặt của khớp bị tổn thương
Nguy cơ mắc bệnh gai cột sống tăng theo độ tuổi, đặc biệt là lứa tuổi 40 trở lên, nam nhiều hơn nữ. Đối tượng dễ bị gai cột sống là những người già, người lao động nặng, dân văn phòng và cả phụ nữ ở tuổi mãn kinh. Đa phần, những người trên 60 tuổi thường có những gai xương này mà không biết và chỉ tình cờ tìm ra khi chụp hình X-quang cơ thể.

Triệu chứng bệnh gai cột sống

Đa số, bệnh nhân bị gai cột sống không có những triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi gai cọ xát với xương hoặc cọ xát với dây chằng, rễ dây thần kinh thì người bệnh mới thấy đau và thường gặp là đau vai, đau thắt lưng, tay bị tê.
Một số biểu hiện gai cột sống như:
  • Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi đứng hoặc đi.
  • Nếu gai cột sống lưng thì có thể thấy đau tập trung ở giữa thắt lưng, lan tỏa xuống vùng hông và đau dọc xuống hai chân. Còn trường hợp gai cột sống cổ sẽ bị đau vùng cổ, kéo lên đỉnh đầu gây đau buốt nửa đầu, chóng mặt, buồn nôn, nặng thì cơn đau lan xuống vai và cánh tay làm tê tay.
  • Cảm giác bất thường hoặc mất cảm giác ở phần cột sống liên quan.
  • Đau tăng lên khi đi lại hay vận động nhiều và giảm khi nghỉ ngơi.
  • Cơ bắp yếu đi, đặc biệt là ở tay và chân do dây thần kinh bị chèn ép.
  • Mất cân bằng cơ thể
  • Nếu ống tủy bị thu hẹp quá, bệnh nhân sẽ mất kiểm soát đường đại tiểu tiện.

Cơ chế hình thành và nguyên nhân gai cột sống

Bệnh gai cột sống bắt nguồn từ việc đĩa đệm tại giữa hai đốt sống bị thoái hóa. Do chịu ảnh hưởng bởi tuổi tác, áp lực mạnh từ việc vận động, các bao xơ đĩa đệm bị mất nước, nứt vỡ và xẹp đi. Từ đó, các đốt sống liền kề tiếp xúc trực tiếp với nhau và mòn dần do ma sát. Kéo theo đó sẽ hình thành các gai xương, gây đau và cản trở cử động của các khớp.
nguyên nhân gây gai cột sống
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây gai cột sống
Theo thống kê cho thấy, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến hình thành gai cột sống:
  1. Viêm xương khớp hoặc viêm gân: Quá trình viêm lâu ngày làm phần sụn đốt sống bị hao mòn, khiến bề mặt sụn trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ xát với nhau. Phản ứng này làm kích thích các tế bào tạo xương tự chỉnh sửa lại, cuối cùng dẫn đến việc xương thừa, gai mọc ra.
  2. Gai cột sống do sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống: Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở những người lớn tuổi. Khi sụn khớp bị thoái hóa và xẹp xuống, các dây chằng giữa các đốt sống sẽ chùng giãn. Từ đó, cơ thể sẽ có phản ứng tự nhiên làm cho dây chằng dầy lên để có sức giữ vững cột sống. Lâu ngày, canxi sẽ tụ lại trên dây chằng và tạo ra gai xương.
  3. Chấn thương: Gai xương có thể là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục bị chấn thương như sức ép, va chạm, cọ xát.
  4. https://yhoccotruyensaigon.com/benh-xuong-khop-3/

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh về xương khớp rất nhiều người mắc phải, đây là nguyên nhân gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng, đau chân tay…Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ có hậu quả rất đáng tiếc. Vậy thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không và nguy hiểm thế nào?
Thoát vị đĩa đệmThoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không
Thoát vị đĩa đệm xảy ra bất kỳ phần nào của cột sống như phần cột sống cổ, cột sống thắt lưng, trong đó chủ yếu thoát vị cột sống thắt lưng với các triệu chứng đau, tê mỏi vùng thắt lưng lan xuống mông, đùi và cẳng chân, cảm giác yếu cơ,… Ðây là căn bệnh rất phổ biến và có thể gây tàn phế nếu không được điều trị. Do đó người bệnh cần đi khám và điều trị sớm khi thấy các triệu chứng của bệnh, không nên chủ quan, nhất là ở một số đối tượng có nhiều nguy cơ như: những người thường xuyên làm việc nặng nhọc, công nhân bốc vác, chơi thể thao, tư thế ngồi học, làm việc sai cách, mắc các bệnh lý cột sống như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống,…

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Hậu quả và biến chứng thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
  • Bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn.
  • Bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động. Tất cả các biến chứng đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, chưa kể những tốn kém do chi phí điều trị.

Thoát vị đĩa đệm gây ra bệnh khác

Ngoài ra thoát vị đĩa đệm còn có thể gây là một số bệnh khác như:
Đau rễ thần kinh phản ánh một quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh do chèn ép cơ học, xuất hiện sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, đau tăng lên khi đi lại, đứng lâu, ngồi lâu. Đau dội mạnh lên khi ho, hắt hơi, rặn đại tiện. Nằm nghỉ tại giường lại giảm đau nhanh chóng. Đó là kiểu đau mang tính chất cơ học, thường gặp trong cơ chế xung đột giữa đĩa đệm với rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm. Rối loạn cảm giác thường gặp là giảm cảm giác nông (nóng, lạnh, xúc giác) ở những khu vực khoang da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương. Đây là biểu hiện mức độ tổn thương sâu sắc của rễ thần kinh.

Biện pháp phòng tránh thoát vị đĩa đệm

Do đó, cần phải có biện pháp phòng bệnh thoát vị đĩa đệm như: Luôn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý; thường xuyên tập thể dục rèn luyện để có một cơ thể khỏe mạnh và cột sống vững chắc. Giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày (ngồi học, ngồi làm việc, mang vác vật nặng đúng cách…). Hạn chế mọi nguy cơ bị chấn thương khi lao động, tham gia giao thông, các vận động, động tác thể thao quá mức và kéo dài…

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là do sự thay đổi trong cấu trúc của đĩa đệm bình thường tại thắt lưng. Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm lưng xảy đến như một kết quả của sự lão hóa xảy ra trong đĩa đệm. Một số trường hợp khác, như chấn thương nặng có thể làm cho đĩa đệm bị thoát vị và khiến tình trạng bệnh xấu đi. Chúng ta cùng tìm hiểu các vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thường gặp để sớm nhận biết bệnh lý này.
Hình ảnh Các vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gặp

Bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng ban đầu có thể chỉ là tổn thương nhẹ dẫn đến lệch đĩa đệm cột sống lưng rồi bệnh tiến triển sang thoát vị đĩa đệm. Cột sống thắt lưng được chia làm nhiều đốt, thường gặp là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5
Kết quả hình ảnh cho thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng l4 l5
L4-L5 là các đốt sống thấp nhất trong cột sống thắt lưng và cùng với các đĩa đệm, khớp, dây thần kinh và mô mềm, giữ một loạt các chức năng bao gồm cả việc hỗ trợ các cơ quan trong cơ thể và cho phép chuyển động linh hoạt theo nhiều hướng khác nhau. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 có thể xuất hiện một số triệu chứng sau:
  • Các đốt sống L4 có thể trượt về phía trước trên các đốt sống L5, tác động đến các rễ thần kinh và gây ra đau lưng hoặc đau thần kinh tọa.
  • Các đĩa L4 L5 ở giữa các đốt sống L4 và L5 có thể bị thoát vị hoặc thoái hóa cũng gây ra triệu chứng đau thần kinh tọa hoặc đau lưng.
  • Đoạn đốt sống L4 L5 có một dây thần kinh đi qua, được gọi là các rễ thần kinh L4. Nếu các protein bất kỳ bị viêm từ bên trong đĩa đệm mà tiếp xúc với dây thần kinh này hoặc bị chèn ép có thể gây đau xuống các dây thần kinh.
  • Ngón chân cái khó gấp – duỗi, triệu chứng tê và đau có thể được cảm nhận ở phần mu bàn chân và lan vào mông


Thứ Năm, 7 tháng 6, 2018

chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền

chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền

Chữa thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng phương pháp đông y, thuốc nam, thuốc tây, những mẹo dân gian, mỗi cách có những công dụng hiệu quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh. Tuy nhiên, chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền được nhiều bệnh nhân lựa chọn hơn cả bởi tính an toàn, giảm đau hiệu quả và tác dụng lâu dài.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền

Bệnh thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền

Đây là bệnh lý thuộc phạm vi chứng yêu cước thống, yêu thống, yêu thống liên tất và tọa cước phong. Trong y học cổ truyền, bệnh thoát vị đĩa đệm và bất kỳ bệnh cột sống nào đều liên quan đến thận, thận bị hư, yếu sẽ gây ra những cơn đau nhức xung quanh cột sống.
Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm là do tuổi cao, xương khớp suy yếu, thoái hóa, bị chấn thương vùng cột sống, lao động nặng nhọc quá sức, bị cảm phong hàn, thấp, nhiệt hoặc do mắc một số bệnh mãn tính,…
Y học cổ truyền chia bệnh thoát vị đĩa đệm thành 6 thể sau: thể hàn thấp, thể phong thấp, thể thận hư, thể thận dương hư, thể thấp nhiệt và thể khí trệ huyết ứ. Phân loại các thể bệnh từ đó có các bài thuốc đông y chữa trị từng thể đem lại hiệu quả cao nhất.
chữa thoát vị địa đem bằng y học cổ truyềnTheo y học cổ truyền nguyên nhân thoát vị đĩa đệm do bị cảm phong hàn, tuổi cao,…

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng  y học cổ truyền


Xem thêm: http://yhoccotruyensaigon.com/chua-thoat-vi-dia-dem-bang-y-hoc-co-truyen-294.html
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền gồm 4 phương pháp: uống thuốc, đắp thuốc, vật lý trị liệu và châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt.

Thuốc uống chữa thoát vị đĩa đệm

Những bài thuốc uống chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền có thành phần là các thảo dược tự nhiên giúp thanh nhiệt, giải độc, bổ thận, giảm đau nhức, chống viêm nhiễm, sưng tấy.
  • Thoát vị đĩa đệm thể hàn thấp: dùng bài thuốc Phụ tử ma hoàng quế chi thang
  • Thoát vị đĩa đệm thể phong thấp: sử dụng bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang
  • Thoát vị đĩa đệm thể thấp nhiệt: dùng bài thuốc Tứ diệu hoàn gia vị
  • Thoát vị đĩa đệm thể thận hư: sử dụng bài thuốc Tả quy hoàn gia giảm
  • Thoát vị đĩa đệm thận dương hư: dùng bài thuốc Hữu quy hoàn gia giảm
  • Thoát vị đĩa đệm khí trệ huyết ứ: dùng bài thuốc Thân thống trục ứ thang gia giảm
Xem thêm: http://yhoccotruyensaigon.com/thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung-l4-l5-293.html

Thuốc đắp điều trị thoát vị đĩa đệm

Những bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền giúp giảm đau nhức, sưng viêm tại vị trí thoát vị và giúp phục hồi, tái tạo xương khớp hiệu quả.
Một số bài thuốc đắp thường được sử dụng như sử dụng ngải cứu, cây chìa vôi, cây xương rồng,…
Chữa thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền bằng bài thuốc đắp từ ngải cứuChữa thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền bằng bài thuốc đắp từ ngải cứu
Xem thêm: http://yhoccotruyensaigon.com