Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

Bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì kiêng gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì kiêng gì?

Đau xương khớp hiện nay không chỉ ở những người già, mà ngay cả lớp trẻ cũng mắc phải. Có trường hợp bị đau đốt sống cổ và cả vùng thắt lưng chạy xuống làm tê liệt cả tay chân, khiến thường xuyên mất ngủ.
Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng như: thoái hóa đĩa đệm cột sống, thoái hóa cột sống thắt lưng, trượt thân đốt sống, loãng xương..., trong đó nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng rất thường gặp.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bệnh lý tại cột sống, trong đó đĩa đệm - cấu trúc giữa hai thân đốt sống - bị tổn thương làm vòng sợi bao quanh đĩa đệm bị rách, dẫn đến nhân keo bên trong đĩa đệm bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép vào tủy sống hoặc rễ thần kinh.
Nguyên nhân phổ biến nhất của thoát vị đĩa đệm là sai tư thế trong lao động, sinh hoạt thường ngày của người bệnh như: khiêng vác nặng, cúi người nhấc vật nặng, ngồi cong vẹo cột sống hoặc tập thể dục không đúng cách dẫn đến thoái hóa khớp, trật khớp. Một nhóm nguyên nhân nữa là do quá trình thoái hóa tự nhiên.
Người ta thường có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm do sau 30 tuổi đĩa đệm thường không mềm mại, nhân nhầy bị khô, vòng sợi bên ngoài cũng xơ hóa dẫn đến dễ bị rách. Cuối cùng là do tai nạn chấn thương cột sống..
Triệu chứng đau điển hình của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gặp là đau thắt lưng lan dọc xuống một hoặc hai chân, đau âm ỉ hoặc dữ dội.
Bệnh nhân thường đau theo hai kiểu: một là đau từ thắt lưng lan xuống mông, mặt ngoài đùi, mặt ngoài cẳng chân rồi từ bờ ngoài bàn chân đau lan qua mu bàn chân tới ngón cái (nếu do chèn ép rễ L5); hai là đau từ thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân tới gót và xuống lòng bàn chân rồi đến ngón út (nếu do chèn ép rễ S1). Bệnh nhân có thể thấy tê nặng mỏi, có cảm giác kiến bò bên chân đau.
Nếu khối thoát vị chèn ép vào chùm đuôi ngựa (được tạo nên bởi toàn bộ các rễ thần kinh ở dưới chóp cùng của tủy sống, gồm các rễ từ thắt lưng L1 đến rễ cùng S5 và thêm các rễ cụt), bệnh nhân thấy đau hoặc dị cảm một hoặc hai bên vùng thắt lưng, đôi khi đau vùng hậu môn, đáy chậu, mất cảm giác đại tiểu tiện, trường hợp này cần điều trị kịp thời.

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

bệnh hen suyễn là gì ? triệu chứng dấu hiệu và cách điều trị

bệnh hen suyễn là gì ? triệu chứng dấu hiệu và cách điều trị



Để hiểu về bệnh hen suyễn là gì trước tiên bạn cần phải hình dung được nguyên lý hoạt động của đường hô hấp. Đường dẫn khí có dạng hình ống giúp đưa không khí vào và ra khỏi phổi bạn. Những người bị hen suyễn sẽ bị viêm đường hô hấp. Tình trạng viêm làm đường hô hấp bị phù nề, trở nên rất nhạy cảm, và có xu hướng phản ứng mạnh với một số chất hít vào.
Kết quả hình ảnh cho hình ảnh hen suyễn
Khi đường dẫn khí bị kích ứng , các cơ hô hấp xung quanh thắt chặt lại. Điều này khiến đường dẫn khí bị thu hẹp, ngăn cản không khí đi vào phổi. Chỗ phù nề cũng có thể diễn tiến tệ hơn khiến cho đường hô hấp thậm chí còn thu hẹp hơn nữa. Các tế bào trong đường hô hấp có thể tạo ra nhiều chất nhầy hơn mức bình thường. Chất nhầy là một loại chất đặc, dính có thể làm đường hô hấp hẹp hơn.
Chuỗi phản ứng này có thể gây nên các triệu chứng hen phế quản. Các triệu chứng có thể xuất hiện mỗi lần đường hô hấp bị viêm.
Bệnh hen suyễn được chia làm 5 loại phổ biến, bao gồm:
  • Bệnh suyễn do hoạt động thể lực;
  • Bệnh suyễn về đêm;
  • Bệnh suyễn do nghề nghiệp;
  • Suyễn thể ho đơn thuần;
  • Hen suyễn dị ứng.
  • Triệu chứng và dấu hiệu

    Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh hen suyễn (hen phế quản) là gì?

    Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp bao gồm:
  • Cơn ho của hen thường nhiều hơn vào ban đêm hay đầu buổi sáng, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ;
  • Thở khò khè: là tiếng rít hay âm thanh the thé phát ra khi bạn thở;
  • Nặng ngực: có thể được mô tả như một thứ gì đó đang siết chặt hay đè ép ngực bạn;
  • Khó thở: một số người bị hen suyễn nói rằng họ không thể thở hay họ cảm thấy hết hơi. Họ cảm thấy không thể đẩy không khí ra khỏi phổi của họ được.
  • Nếu bạn gặp phải những triệu chứng này, không có nghĩa là bạn đã bị hen suyễn. Cách tốt nhất để chẩn đoán chính xác bệnh hen suyễn là làm xét nghiệm chức năng phổi, kiểm tra bệnh sử (bao gồm loại và mức độ của các triệu chứng) và khám lâm sàng.

    Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

    Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

    Kết quả hình ảnh cho hình ảnh hen suyễn

  • Nguyên nhân

    Nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn (hen phế quản)

    Hiện nay chưa biết rõ nguyên nhân phát sinh chính xác của bệnh hen phế quản. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự tương tác giữa một số yếu tố di truyền và yếu tố môi trường gây nên bệnh hen suyễn, hầu hết thường tác động trong giai đoạn đầu đời. Những yếu tố này gồm có:
  • Tình trạng dị ứng có liên quan tới di truyền;
  • Ba mẹ mắc bệnh hen suyễn;
  • Mắc phải một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trong suốt thời thơ ấu;
  • Hít phải một số chất gây dị ứng trong không khí hay tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm ký sinh trùng ở thời thơ ấu hoặc ở giai đoạn đầu đời khi hệ thống miễn dịch đang phát triển.
  • Nếu bệnh hen phế quản hay dị ứng hiện diện trong gia đình bạn, việc tiếp với các chất kích thích (ví dụ như khói thuốc lá) có thể khiến đường hô hấp của bạn phản ứng mạnh hơn so với các chất trong không khí. Cơn hen có thể xảy ra khi bạn tiếp xúc với “các chất kích hoạt bệnh hen suyễn’’. Các chất kích hoạt mà bạn gặp phải có thể khác với những người bị hen suyễn khác. Các chất kích hoạt có thể là:
  • Chất gây dị ứng do bụi, lông súc vật, nấm mốc, phấn hoa từ cây, cỏ và hoa;
  • Các chất kích thích như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, hóa chất hoặc bụi tại nơi làm việc, các hợp chất có trong các sản phẩm trang trí nhà cửa và thuốc xịt (như keo xịt tóc);
  • Các loại thuốc như thuốc kháng viêm không steroid và các loại thuốc chẹn beta không chọn lọc;
  • Chất sunfit có trong thức ăn và nước uống;
  • Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh;
  • Các hoạt động thể chất, bao gồm cả tập thể dục.
  • https://yhoccotruyensaigon.com/benh-tai-mui-hong-1/