Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

Địa chỉ khám và chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y ở đâu tốt gò vấp tphcm

Địa chỉ khám và chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y ở đâu tốt gò vấp tphcm

Thoát vị đĩa đệm cột sống có triệu chứng đặc trưng là đau lưng. Hai vị trí thường bị thoát vị đĩa đệm là cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Nhân đĩa đệm có cấu tạo là sụn, nằm giữa hai thân đốt sống. Chúng có tác dụng hấp thụ lực, làm vị trí trung gian giữa hai đốt sống và hỗ trợ vận động giữa các đốt sống được trơn tru. Theo thời gian, nhân đệm bị mất dần thành phần nước và trở nên cứng, giòn, dễ gãy, trượt ra khỏi vị trí bản lề giữa hai đốt sống. Khi nhân đệm trượt nghiêm trọng, nó có thể chèn ép vào dây thần kinh hoặc tủy sống gây ra triệu chứng yếu liệt.

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm đè ép vào rễ dây thần kinh tọasẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa). Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, sẽ gây đau cổ và gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của thoát vị đĩa đệm?

Hầu hết thoát vị đĩa đệm không gây ra triệu chứng. Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào nơi đĩa đệm bị trật trên xương sống. Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm có thể bao gồm đau lưng, thay đổi trong việc đại tiện hoặc tiểu tiện, nhức đầu, đau cổ, tê liệt, ngứa ran và mệt mỏi.
Một số các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy liên hệ bác sĩ nếu cơn đau ở lưng và cổ của bạn lan xuống cánh tay và chân, đặc biệt nếu cơn đau đi kèm tê, ngứa ran và mệt mỏi. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của quá trình lão hóa. Khi bạn già đi, nhân đĩa đệm sẽ mất dần nước. Điều này khiến chúng trở nên cứng, dễ gãy, rạn, trượt, thậm chí chỉ với một cú xoay hoặc vươn người.
Bạn nên sử dụng kết hợp cơ lưng, cơ chân và đùi để nâng vật nặng, nếu đứng thẳng cúi người, chỉ dùng cơ lưng nâng vật nặng cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm. Trong một vài trường hợp hiếm, bạn cũng bị thoát vị đĩa đệm nếu ngã hoặc bị va chạm mạnh vào lưng.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải thoát vị đĩa đệm?

Thoát vị đĩa đệm tác động đến cả nam và nữ, phổ biến nhất là từ 30-50 tuổi. Hầu hết bệnh nhân đều cải thiện bệnh hơn sau khi được điều trị. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm?

Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm:
  • Làm một số hoạt động lặp đi lặp lại liên quan đến việc cúi gập người hoặc vặn xoay người quá mức;
  • Chơi các môn thể thao tác động mạnh;
  • Hút thuốc;
  • Bị bệnh béo phì: cân nặng sẽ gây áp lực lên phần đĩa đệm ở lưng dưới của bạn;
  • Di truyền: bạn có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm nếu gia đình bạn có người mắc bệnh này.
  • Địa chỉ chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt tphcm
  • Liên hệ
  • 1061B Cách Mạng Tháng Tám, P7, quận Tân Bình, TpHCM
  • SĐT hỗ trợ miễn phí: 02862.860.111
  • Chi nhánh mới
  • Để đáp ứng nhu cầu và mong muốn chữa bệnh an toàn - chất lượng - hiệu quả của người dân, Y học cổ truyền Sài Gòn đã mở thêm chi nhánh mới tại 483 Phan Văn Trị, P5, quận Gò Vấp, TpHCM để nâng cao chất lượng phục vụ của mình! Giờ đây, với 2 địa chỉ người bệnh sẽ không còn phải chờ đợi vì quá tải bệnh nhân.

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

Bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì kiêng gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì kiêng gì?

Đau xương khớp hiện nay không chỉ ở những người già, mà ngay cả lớp trẻ cũng mắc phải. Có trường hợp bị đau đốt sống cổ và cả vùng thắt lưng chạy xuống làm tê liệt cả tay chân, khiến thường xuyên mất ngủ.
Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng như: thoái hóa đĩa đệm cột sống, thoái hóa cột sống thắt lưng, trượt thân đốt sống, loãng xương..., trong đó nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng rất thường gặp.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bệnh lý tại cột sống, trong đó đĩa đệm - cấu trúc giữa hai thân đốt sống - bị tổn thương làm vòng sợi bao quanh đĩa đệm bị rách, dẫn đến nhân keo bên trong đĩa đệm bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép vào tủy sống hoặc rễ thần kinh.
Nguyên nhân phổ biến nhất của thoát vị đĩa đệm là sai tư thế trong lao động, sinh hoạt thường ngày của người bệnh như: khiêng vác nặng, cúi người nhấc vật nặng, ngồi cong vẹo cột sống hoặc tập thể dục không đúng cách dẫn đến thoái hóa khớp, trật khớp. Một nhóm nguyên nhân nữa là do quá trình thoái hóa tự nhiên.
Người ta thường có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm do sau 30 tuổi đĩa đệm thường không mềm mại, nhân nhầy bị khô, vòng sợi bên ngoài cũng xơ hóa dẫn đến dễ bị rách. Cuối cùng là do tai nạn chấn thương cột sống..
Triệu chứng đau điển hình của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gặp là đau thắt lưng lan dọc xuống một hoặc hai chân, đau âm ỉ hoặc dữ dội.
Bệnh nhân thường đau theo hai kiểu: một là đau từ thắt lưng lan xuống mông, mặt ngoài đùi, mặt ngoài cẳng chân rồi từ bờ ngoài bàn chân đau lan qua mu bàn chân tới ngón cái (nếu do chèn ép rễ L5); hai là đau từ thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân tới gót và xuống lòng bàn chân rồi đến ngón út (nếu do chèn ép rễ S1). Bệnh nhân có thể thấy tê nặng mỏi, có cảm giác kiến bò bên chân đau.
Nếu khối thoát vị chèn ép vào chùm đuôi ngựa (được tạo nên bởi toàn bộ các rễ thần kinh ở dưới chóp cùng của tủy sống, gồm các rễ từ thắt lưng L1 đến rễ cùng S5 và thêm các rễ cụt), bệnh nhân thấy đau hoặc dị cảm một hoặc hai bên vùng thắt lưng, đôi khi đau vùng hậu môn, đáy chậu, mất cảm giác đại tiểu tiện, trường hợp này cần điều trị kịp thời.

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

bệnh hen suyễn là gì ? triệu chứng dấu hiệu và cách điều trị

bệnh hen suyễn là gì ? triệu chứng dấu hiệu và cách điều trị



Để hiểu về bệnh hen suyễn là gì trước tiên bạn cần phải hình dung được nguyên lý hoạt động của đường hô hấp. Đường dẫn khí có dạng hình ống giúp đưa không khí vào và ra khỏi phổi bạn. Những người bị hen suyễn sẽ bị viêm đường hô hấp. Tình trạng viêm làm đường hô hấp bị phù nề, trở nên rất nhạy cảm, và có xu hướng phản ứng mạnh với một số chất hít vào.
Kết quả hình ảnh cho hình ảnh hen suyễn
Khi đường dẫn khí bị kích ứng , các cơ hô hấp xung quanh thắt chặt lại. Điều này khiến đường dẫn khí bị thu hẹp, ngăn cản không khí đi vào phổi. Chỗ phù nề cũng có thể diễn tiến tệ hơn khiến cho đường hô hấp thậm chí còn thu hẹp hơn nữa. Các tế bào trong đường hô hấp có thể tạo ra nhiều chất nhầy hơn mức bình thường. Chất nhầy là một loại chất đặc, dính có thể làm đường hô hấp hẹp hơn.
Chuỗi phản ứng này có thể gây nên các triệu chứng hen phế quản. Các triệu chứng có thể xuất hiện mỗi lần đường hô hấp bị viêm.
Bệnh hen suyễn được chia làm 5 loại phổ biến, bao gồm:
  • Bệnh suyễn do hoạt động thể lực;
  • Bệnh suyễn về đêm;
  • Bệnh suyễn do nghề nghiệp;
  • Suyễn thể ho đơn thuần;
  • Hen suyễn dị ứng.
  • Triệu chứng và dấu hiệu

    Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh hen suyễn (hen phế quản) là gì?

    Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp bao gồm:
  • Cơn ho của hen thường nhiều hơn vào ban đêm hay đầu buổi sáng, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ;
  • Thở khò khè: là tiếng rít hay âm thanh the thé phát ra khi bạn thở;
  • Nặng ngực: có thể được mô tả như một thứ gì đó đang siết chặt hay đè ép ngực bạn;
  • Khó thở: một số người bị hen suyễn nói rằng họ không thể thở hay họ cảm thấy hết hơi. Họ cảm thấy không thể đẩy không khí ra khỏi phổi của họ được.
  • Nếu bạn gặp phải những triệu chứng này, không có nghĩa là bạn đã bị hen suyễn. Cách tốt nhất để chẩn đoán chính xác bệnh hen suyễn là làm xét nghiệm chức năng phổi, kiểm tra bệnh sử (bao gồm loại và mức độ của các triệu chứng) và khám lâm sàng.

    Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

    Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

    Kết quả hình ảnh cho hình ảnh hen suyễn

  • Nguyên nhân

    Nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn (hen phế quản)

    Hiện nay chưa biết rõ nguyên nhân phát sinh chính xác của bệnh hen phế quản. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự tương tác giữa một số yếu tố di truyền và yếu tố môi trường gây nên bệnh hen suyễn, hầu hết thường tác động trong giai đoạn đầu đời. Những yếu tố này gồm có:
  • Tình trạng dị ứng có liên quan tới di truyền;
  • Ba mẹ mắc bệnh hen suyễn;
  • Mắc phải một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trong suốt thời thơ ấu;
  • Hít phải một số chất gây dị ứng trong không khí hay tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm ký sinh trùng ở thời thơ ấu hoặc ở giai đoạn đầu đời khi hệ thống miễn dịch đang phát triển.
  • Nếu bệnh hen phế quản hay dị ứng hiện diện trong gia đình bạn, việc tiếp với các chất kích thích (ví dụ như khói thuốc lá) có thể khiến đường hô hấp của bạn phản ứng mạnh hơn so với các chất trong không khí. Cơn hen có thể xảy ra khi bạn tiếp xúc với “các chất kích hoạt bệnh hen suyễn’’. Các chất kích hoạt mà bạn gặp phải có thể khác với những người bị hen suyễn khác. Các chất kích hoạt có thể là:
  • Chất gây dị ứng do bụi, lông súc vật, nấm mốc, phấn hoa từ cây, cỏ và hoa;
  • Các chất kích thích như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, hóa chất hoặc bụi tại nơi làm việc, các hợp chất có trong các sản phẩm trang trí nhà cửa và thuốc xịt (như keo xịt tóc);
  • Các loại thuốc như thuốc kháng viêm không steroid và các loại thuốc chẹn beta không chọn lọc;
  • Chất sunfit có trong thức ăn và nước uống;
  • Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh;
  • Các hoạt động thể chất, bao gồm cả tập thể dục.
  • https://yhoccotruyensaigon.com/benh-tai-mui-hong-1/

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

Triệu chứng bệnh gai cột sống

Triệu chứng bệnh gai cột sống

Gai cột sống là căn bệnh chỉ nghe thấy tên đã khiến nhiều người sợ hãi. Không chỉ gây đau nhức, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, biến chứng của gai cột sống còn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người. Đó là lý do, chúng ta cần phải hiểu đúng và nắm rõ thông tin về bệnh gai cột sống.

Bệnh gai cột sống là gì?

Gai cột sống là một căn bệnh thoái hóa cột sống, hình thành bởi sự phát triển thêm ra của xương(gai xương) trên thân đốt sống, đĩa sụn và các dây chằng quanh khớp.
Gai xương là các mỏm xương hoặc điểm lồi nhô ra tại các khớp khi bề mặt của khớp bị tổn thương. Vị trí mọc gai là mặt trước và bên của cột sống, thường thấy ở khu vực thắt lưng và đốt sống cổ.
gai cột sống là gì
Gai xương là các mỏm xương hoặc điểm lồi nhô ra tại các khớp khi bề mặt của khớp bị tổn thương
Nguy cơ mắc bệnh gai cột sống tăng theo độ tuổi, đặc biệt là lứa tuổi 40 trở lên, nam nhiều hơn nữ. Đối tượng dễ bị gai cột sống là những người già, người lao động nặng, dân văn phòng và cả phụ nữ ở tuổi mãn kinh. Đa phần, những người trên 60 tuổi thường có những gai xương này mà không biết và chỉ tình cờ tìm ra khi chụp hình X-quang cơ thể.

Triệu chứng bệnh gai cột sống

Đa số, bệnh nhân bị gai cột sống không có những triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi gai cọ xát với xương hoặc cọ xát với dây chằng, rễ dây thần kinh thì người bệnh mới thấy đau và thường gặp là đau vai, đau thắt lưng, tay bị tê.
Một số biểu hiện gai cột sống như:
  • Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi đứng hoặc đi.
  • Nếu gai cột sống lưng thì có thể thấy đau tập trung ở giữa thắt lưng, lan tỏa xuống vùng hông và đau dọc xuống hai chân. Còn trường hợp gai cột sống cổ sẽ bị đau vùng cổ, kéo lên đỉnh đầu gây đau buốt nửa đầu, chóng mặt, buồn nôn, nặng thì cơn đau lan xuống vai và cánh tay làm tê tay.
  • Cảm giác bất thường hoặc mất cảm giác ở phần cột sống liên quan.
  • Đau tăng lên khi đi lại hay vận động nhiều và giảm khi nghỉ ngơi.
  • Cơ bắp yếu đi, đặc biệt là ở tay và chân do dây thần kinh bị chèn ép.
  • Mất cân bằng cơ thể
  • Nếu ống tủy bị thu hẹp quá, bệnh nhân sẽ mất kiểm soát đường đại tiểu tiện.

Cơ chế hình thành và nguyên nhân gai cột sống

Bệnh gai cột sống bắt nguồn từ việc đĩa đệm tại giữa hai đốt sống bị thoái hóa. Do chịu ảnh hưởng bởi tuổi tác, áp lực mạnh từ việc vận động, các bao xơ đĩa đệm bị mất nước, nứt vỡ và xẹp đi. Từ đó, các đốt sống liền kề tiếp xúc trực tiếp với nhau và mòn dần do ma sát. Kéo theo đó sẽ hình thành các gai xương, gây đau và cản trở cử động của các khớp.
nguyên nhân gây gai cột sống
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây gai cột sống
Theo thống kê cho thấy, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến hình thành gai cột sống:
  1. Viêm xương khớp hoặc viêm gân: Quá trình viêm lâu ngày làm phần sụn đốt sống bị hao mòn, khiến bề mặt sụn trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ xát với nhau. Phản ứng này làm kích thích các tế bào tạo xương tự chỉnh sửa lại, cuối cùng dẫn đến việc xương thừa, gai mọc ra.
  2. Gai cột sống do sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống: Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở những người lớn tuổi. Khi sụn khớp bị thoái hóa và xẹp xuống, các dây chằng giữa các đốt sống sẽ chùng giãn. Từ đó, cơ thể sẽ có phản ứng tự nhiên làm cho dây chằng dầy lên để có sức giữ vững cột sống. Lâu ngày, canxi sẽ tụ lại trên dây chằng và tạo ra gai xương.
  3. Chấn thương: Gai xương có thể là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục bị chấn thương như sức ép, va chạm, cọ xát.
  4. https://yhoccotruyensaigon.com/benh-xuong-khop-3/

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh về xương khớp rất nhiều người mắc phải, đây là nguyên nhân gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng, đau chân tay…Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ có hậu quả rất đáng tiếc. Vậy thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không và nguy hiểm thế nào?
Thoát vị đĩa đệmThoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không
Thoát vị đĩa đệm xảy ra bất kỳ phần nào của cột sống như phần cột sống cổ, cột sống thắt lưng, trong đó chủ yếu thoát vị cột sống thắt lưng với các triệu chứng đau, tê mỏi vùng thắt lưng lan xuống mông, đùi và cẳng chân, cảm giác yếu cơ,… Ðây là căn bệnh rất phổ biến và có thể gây tàn phế nếu không được điều trị. Do đó người bệnh cần đi khám và điều trị sớm khi thấy các triệu chứng của bệnh, không nên chủ quan, nhất là ở một số đối tượng có nhiều nguy cơ như: những người thường xuyên làm việc nặng nhọc, công nhân bốc vác, chơi thể thao, tư thế ngồi học, làm việc sai cách, mắc các bệnh lý cột sống như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống,…

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Hậu quả và biến chứng thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
  • Bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn.
  • Bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động. Tất cả các biến chứng đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, chưa kể những tốn kém do chi phí điều trị.

Thoát vị đĩa đệm gây ra bệnh khác

Ngoài ra thoát vị đĩa đệm còn có thể gây là một số bệnh khác như:
Đau rễ thần kinh phản ánh một quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh do chèn ép cơ học, xuất hiện sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, đau tăng lên khi đi lại, đứng lâu, ngồi lâu. Đau dội mạnh lên khi ho, hắt hơi, rặn đại tiện. Nằm nghỉ tại giường lại giảm đau nhanh chóng. Đó là kiểu đau mang tính chất cơ học, thường gặp trong cơ chế xung đột giữa đĩa đệm với rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm. Rối loạn cảm giác thường gặp là giảm cảm giác nông (nóng, lạnh, xúc giác) ở những khu vực khoang da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương. Đây là biểu hiện mức độ tổn thương sâu sắc của rễ thần kinh.

Biện pháp phòng tránh thoát vị đĩa đệm

Do đó, cần phải có biện pháp phòng bệnh thoát vị đĩa đệm như: Luôn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý; thường xuyên tập thể dục rèn luyện để có một cơ thể khỏe mạnh và cột sống vững chắc. Giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày (ngồi học, ngồi làm việc, mang vác vật nặng đúng cách…). Hạn chế mọi nguy cơ bị chấn thương khi lao động, tham gia giao thông, các vận động, động tác thể thao quá mức và kéo dài…

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là do sự thay đổi trong cấu trúc của đĩa đệm bình thường tại thắt lưng. Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm lưng xảy đến như một kết quả của sự lão hóa xảy ra trong đĩa đệm. Một số trường hợp khác, như chấn thương nặng có thể làm cho đĩa đệm bị thoát vị và khiến tình trạng bệnh xấu đi. Chúng ta cùng tìm hiểu các vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thường gặp để sớm nhận biết bệnh lý này.
Hình ảnh Các vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gặp

Bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng ban đầu có thể chỉ là tổn thương nhẹ dẫn đến lệch đĩa đệm cột sống lưng rồi bệnh tiến triển sang thoát vị đĩa đệm. Cột sống thắt lưng được chia làm nhiều đốt, thường gặp là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5
Kết quả hình ảnh cho thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng l4 l5
L4-L5 là các đốt sống thấp nhất trong cột sống thắt lưng và cùng với các đĩa đệm, khớp, dây thần kinh và mô mềm, giữ một loạt các chức năng bao gồm cả việc hỗ trợ các cơ quan trong cơ thể và cho phép chuyển động linh hoạt theo nhiều hướng khác nhau. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 có thể xuất hiện một số triệu chứng sau:
  • Các đốt sống L4 có thể trượt về phía trước trên các đốt sống L5, tác động đến các rễ thần kinh và gây ra đau lưng hoặc đau thần kinh tọa.
  • Các đĩa L4 L5 ở giữa các đốt sống L4 và L5 có thể bị thoát vị hoặc thoái hóa cũng gây ra triệu chứng đau thần kinh tọa hoặc đau lưng.
  • Đoạn đốt sống L4 L5 có một dây thần kinh đi qua, được gọi là các rễ thần kinh L4. Nếu các protein bất kỳ bị viêm từ bên trong đĩa đệm mà tiếp xúc với dây thần kinh này hoặc bị chèn ép có thể gây đau xuống các dây thần kinh.
  • Ngón chân cái khó gấp – duỗi, triệu chứng tê và đau có thể được cảm nhận ở phần mu bàn chân và lan vào mông


Thứ Năm, 7 tháng 6, 2018

chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền

chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền

Chữa thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng phương pháp đông y, thuốc nam, thuốc tây, những mẹo dân gian, mỗi cách có những công dụng hiệu quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh. Tuy nhiên, chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền được nhiều bệnh nhân lựa chọn hơn cả bởi tính an toàn, giảm đau hiệu quả và tác dụng lâu dài.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền

Bệnh thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền

Đây là bệnh lý thuộc phạm vi chứng yêu cước thống, yêu thống, yêu thống liên tất và tọa cước phong. Trong y học cổ truyền, bệnh thoát vị đĩa đệm và bất kỳ bệnh cột sống nào đều liên quan đến thận, thận bị hư, yếu sẽ gây ra những cơn đau nhức xung quanh cột sống.
Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm là do tuổi cao, xương khớp suy yếu, thoái hóa, bị chấn thương vùng cột sống, lao động nặng nhọc quá sức, bị cảm phong hàn, thấp, nhiệt hoặc do mắc một số bệnh mãn tính,…
Y học cổ truyền chia bệnh thoát vị đĩa đệm thành 6 thể sau: thể hàn thấp, thể phong thấp, thể thận hư, thể thận dương hư, thể thấp nhiệt và thể khí trệ huyết ứ. Phân loại các thể bệnh từ đó có các bài thuốc đông y chữa trị từng thể đem lại hiệu quả cao nhất.
chữa thoát vị địa đem bằng y học cổ truyềnTheo y học cổ truyền nguyên nhân thoát vị đĩa đệm do bị cảm phong hàn, tuổi cao,…

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng  y học cổ truyền


Xem thêm: http://yhoccotruyensaigon.com/chua-thoat-vi-dia-dem-bang-y-hoc-co-truyen-294.html
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền gồm 4 phương pháp: uống thuốc, đắp thuốc, vật lý trị liệu và châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt.

Thuốc uống chữa thoát vị đĩa đệm

Những bài thuốc uống chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền có thành phần là các thảo dược tự nhiên giúp thanh nhiệt, giải độc, bổ thận, giảm đau nhức, chống viêm nhiễm, sưng tấy.
  • Thoát vị đĩa đệm thể hàn thấp: dùng bài thuốc Phụ tử ma hoàng quế chi thang
  • Thoát vị đĩa đệm thể phong thấp: sử dụng bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang
  • Thoát vị đĩa đệm thể thấp nhiệt: dùng bài thuốc Tứ diệu hoàn gia vị
  • Thoát vị đĩa đệm thể thận hư: sử dụng bài thuốc Tả quy hoàn gia giảm
  • Thoát vị đĩa đệm thận dương hư: dùng bài thuốc Hữu quy hoàn gia giảm
  • Thoát vị đĩa đệm khí trệ huyết ứ: dùng bài thuốc Thân thống trục ứ thang gia giảm
Xem thêm: http://yhoccotruyensaigon.com/thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung-l4-l5-293.html

Thuốc đắp điều trị thoát vị đĩa đệm

Những bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền giúp giảm đau nhức, sưng viêm tại vị trí thoát vị và giúp phục hồi, tái tạo xương khớp hiệu quả.
Một số bài thuốc đắp thường được sử dụng như sử dụng ngải cứu, cây chìa vôi, cây xương rồng,…
Chữa thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền bằng bài thuốc đắp từ ngải cứuChữa thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền bằng bài thuốc đắp từ ngải cứu
Xem thêm: http://yhoccotruyensaigon.com